Kim chi là món ăn đặc trưng và phổ biến của người Hàn Quốc. Rất nhiều quốc gia yêu thích loại thực phẩm này, trong đó có Việt Nam. Kim chi được bày bán tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị rất nhiều. Thế nhưng, nhiều người vẫn muốn tự chế biến tại nhà. Vậy cách làm kim chi Hàn Quốc truyền thống có khó không? Bạn làm theo công thức được “mách bảo” dưới đây xem sao nhé!
Mục lục:
Sức hút của kim chi Hàn Quốc
Thực tế, Hàn Quốc có rất nhiều loại kim chi. Mỗi loại rau củ muối lên, họ đều gọi chúng là kim chi. Cụ thể như củ cải muối cay, dưa chuột, giá đỗ, rau mùi,… Trong đó, phổ biến và được bạn bè quốc tế biết đến nhiều nhất chính là kim chi cải thảo. màu đỏ rực bắt mắt kết hợp với vị chua chua của rau củ lên men. Thêm vào đó là sự giòn giòn của cải thảo, rau củ,… Tất cả đều tạo nên 1 món ăn hài hòa và đầy sự hấp dẫn.
Đây chính là hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người Hàn. Họ ăn kim chi với mọi thứ. Từ đồ luộc, đến hầm, chiên, xào, nướng,… Dù chế biến theo kiểu gì thì chúng cũng mang đến sự kết hợp hoàn hảo. Tại khắp nơi trên thế giới, cứ thấy kim chi, họ sẽ nghĩ ngay đến Hàn Quốc. Đó cũng chính là lý do đất nước này được gọi là xứ sở kim chi.
>> Xem thêm:
Cách làm kim chi Hàn Quốc truyền thống
Thực tế, có khá nhiều công thức để muối kim chi. Chỉ những ai trực tiếp trải nghiệm cuộc sống bên Hàn mới có thể nắm được công thức “bất hủ” ấy. Thế nhưng, chính người Hàn cũng muối kim chi theo nhiều kiểu. Mỗi vùng lại có nét đặc trưng và sự biến tấu riêng biệt. Dưới đây là “bí quyết” làm kim chi chuẩn ngon như người Seoul.
Nguyên liệu
- Cải thảo, cà rốt, củ cải trắng Hàn Quốc
- Bột nếp
- Hành lá, hành baro, hẹ
- Hành tây, tỏi, táo ngọt/ lê
- Ớt bột Hàn Quốc, nước mắm, muối, đường
Không có định lượng hay tỷ lệ nhất định nào cho các nguyên liệu kể trên. Tùy sở thích, bạn có thể cân đối khẩu phần thích hợp. Ví dụ có người thích củ cải hơn cải thảo, khi đó, họ sẽ mua số lượng củ cải nhiều hơn.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cải thảo cắt 2 hoặc 4 (nếu cây từ 3kg trở lên). Ngâm với nước muối khoảng 6-8 tiếng. Có thể ngâm qua đêm từ tối hôm trước đến sáng hôm sau bắt đầu làm.
- Khuất bột nếp với 1 lượng nước vừa đủ, tạo hỗn hợp sệt. Không quá đặc cũng không quá loãng. Chỉ cần sánh lại như bột trẻ em là vừa đủ. Để nguội trong nhiệt độ thường.
- Củ cải, cà rốt nạo sạch vỏ, thái con chì. Bạn có thể nạo sợi nhưng làm vậy khiến rau củ sau khi muối chua dễ bị nát.
- Hành lá, hành baro, hẹ bỏ gốc, rửa sạch và cắt thành khúc từ 5-6cm. Đầu hành baro quá to thì bạn có thể chẻ làm 2 hoặc 4 nhé!
- Hành tây, tỏi, táo để chung với nhau và xay nhuyễn.
Bước 2: Làm sốt kim chi
- Cho tất cả các loại rau củ đã sơ chế vào 1 âu lớn. Cho hỗn hợp hành, tỏi,… lên trên.
- Kế tiếp là bột nếp đã nguội. Sau đó bắt đầu nêm các loại gia vị.
- Tùy thuộc khẩu phần mà bạn cho lượng mắm, muối phù hợp. Chú ý không cho quá nhiều đường, vi đã có táo táo để lên men. Thông thường, cứ 1kg nguyên liệu như trên thì bạn chỉ cho thêm 2 thìa đường.
- Ớt bột thêm 1 lượng vừa phải cho có màu sắc và không bị quá cay. Có thể nếm thử xem gia vị đã ổn định hay chưa.
- Đậy kín và để ngâm khoảng 3h cho ngấm gia vị.
Bước 3: Ướp cải thảo
- Cải thảo sau khi ngâm 1 thời gian hãy vắt kiệt nước, để riêng ra 1 chiếc rổ.
- Lật từng lớp lá của cải thảo lên và cho sốt đã làm ở bước 2. Chà xát nhẹ nhàng để gia vị thẩm thấu từng lớp. Xếp cải thảo đã được ướp vào 1 chiếc hộp có nắp. Hoặc có thể để vào chum nhỏ (nếu có).
- Lặp lại các bước tới khi hết cải thảo.
Bước 4: Thành phẩm
- Đậy kín nắp hộp và bảo quản ở nơi khô ráo. Khoảng 1-2 ngày sau là có thể lấy kim chi ra ăn rồi nhé!
- Nếu thời tiết nóng, bạn nên bảo quản kim chi trong tủ lạnh. Do khí hậu tại Việt Nam nóng hơn nên bạn cần bảo quản đồ ăn cẩn thận hơn. Nếu để kim chi quá lâu ngoài nhiệt độ phòng thì chúng sẽ nhanh chóng bị chua.
Trên đây là cách làm kim chi Hàn Quốc truyền thống đảm bảo ngon và chuẩn vị như người Hàn. Hãy cần thận và tỉ mỉ khi thực hiện từng bước. Quan trọng nhất là phải phù hợp với khẩu vị của gia đình. Chúc bạn thành công với món ăn tuyệt ngon này!